in

BXH 10 lễ hội truyền thống miền Bắc đặc sắc và ý nghĩa nhất

Bảng xếp hạng lễ hội truyền thống miền Bắc đặc sắc và ý nghĩa nhất

Môt đất nước có nền văn minh lúa nước lâu đời như Việt Nam luôn có rất nhiều lễ hội truyền thống vô cùng ý nghĩa và đặc sắc, tùy vào những vùng miền mà lại có những lễ hội truyền thống mang những nét văn hóa riêng. Trong bài này Bảng xếp hạng giới thiệu đến bạn 10 lễ hội truyền thống miền Bắc đặc sắc và ý nghĩa nhất.

Lễ hội truyền thống miền Bắc: Lễ Hội Bà Chúa Kho

Bảng xếp hạng lễ hội truyền thống miền Bắc đặc sắc và ý nghĩa nhất

Đền Bà Chúa Kho nằm trên lưng chừng núi Kho thuộc thôn Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đền được xây dựng theo lối kiến trúc cổ từ thế kỷ XIX theo kiểu chữ T với những đường nét chạm khắc công phu.

Ngoài ra, đền Bà Chúa Kho là một di tích lịch sử quan trọng nằm trong quần thể di tích của khu Cổ Mễ bao gồm: Đình – Chùa – Đền đã được nhà nước công nhận. Không chỉ là di tích lịch sử có giá trị văn hóa cao mà nơi đây còn mang giá trị tín ngưỡng tâm linh, thu hút nhân dân khắp cả nước hành hương mỗi dịp lễ hội hàng năm.

Lễ Hội Bà Chúa Kho được coi là một trong những lễ hội truyền thống miền Bắc lớn nhất khu vực miền Bắc được tổ chức tại Đền Bà Chúa Kho tỉnh Bắc Ninh vào ngày 14 tháng Giêng kéo dài tới hết tháng. Đến với lễ hội này bạn sẽ có cơ hội xem ” Tục dâng hương và lễ vay tiền Bà Chúa” với ý nghĩa cầu tài phát lộc của người dân nơi đây. Đầu năm xin lộc, cuối năm trả lễ” là một phong tục đã tồn tại từ rất lâu đời của người dân miền Bắc.

Lễ hội truyền thống miền Bắc: Lễ Hội Đền Hùng

Bảng xếp hạng lễ hội truyền thống miền Bắc đặc sắc và ý nghĩa nhất

Lễ Hội Đền Hùng còn được biết đến với tên gọi khác là “Giỗ Tổ Hùng Vương” được coi là một trong những lễ hội truyền thống miền Bắc quan trọng của Việt Nam ta. Lễ hội này mang ý nghĩa tưởng nhớ công ơn to lớn của các vua Hùng. Hội được tổ chức vào ngày 10/3 âm lịch hàng năm với câu ca dao ” Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng 10/3″.

Đến với với hội bạn sẽ được xem các nghi thức như: Rước bánh chưng – bánh giầyhành hương tưởng niệm các vua Hùng, Rước kiệu và dâng hương lên đền Thượng…Cùng rất nhiều phong tục và các trò chơi dân gian mang đậm chất bản sắc dân tộc.

Lễ hội truyền thống miền Bắc: Lễ Hội Chợ Viềng

Bảng xếp hạng lễ hội truyền thống miền Bắc đặc sắc và ý nghĩa nhất

Trải qua những thăng trầm lịch sử, chợ Viềng ngày nay đã trở thành điểm giao lưu văn hóa cộng đồng, hội tụ tinh hoa sản vật và cũng là nơi đón chuyến xuất hành đầu xuân của khách thập phương về “mua may bán rủi”. Hội chợ Viềng diễn ra vào mùng 8 tháng giêng âm lịch hàng năm, tại Xã Kim Thái, huyện Vụ Bản và thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

Lễ Hội Chợ Viềng được coi là một trong những lễ hội đặc biệt thuộc tỉnh Nam Định. Đúng như với cái tên của nó, khi đến lễ hội này bạn sẽ được tham gia mua sắm trao đổi giao lưu văn hóa cộng đồng cùng những vật phẩm, sản vật với khái niệm “Mua may bán đắt”. Lễ hội đặc biệt này được tổ chức vào mùng 8 tháng giêng âm lịch hàng năm được đông đảo du khách quan tâm.

Lễ hội truyền thống miền Bắc: Lễ hội chùa Hương – Hà Nội

Bảng xếp hạng lễ hội truyền thống miền Bắc đặc sắc và ý nghĩa nhất

Lễ hội chùa Hương, một trong những lễ hội phật giáo được đón chờ nhất ở Việt Nam. Hội chùa Hương được tổ chức tại địa phận xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Đều đặn hàng năm, lễ hội được mở màn từ ngày mùng 6 tết Nguyên Đán và kéo dài cho đến hết tháng 3 Âm Lịch.

Không giống như những ngôi chùa bình thường, chùa Hương có kết cấu khá đặc biệt, chùa được tạo thành bởi tập hợp nhiều hang động, đền chùa nằm trong lòng núi rừng thiên nhiên. Đây không chỉ là cụm di tích văn hóa tâm linh mà còn là di sản văn hóa quốc gia.

Để tham dự hội chùa Hương bạn cần mua vé tham quan vào cửa, vé có mức giá trung bình là 50.000đ/ vé và vé đò qua suối Yến là khoảng 35.000đ/ người. Đi hội chùa Hương, du khách sẽ được hòa mình cùng không khí ngày hội Phật giáo, cùng cầu chúc những điều tốt đẹp nhất cho một năm sắp tới… Đặc biệt, các bạn nhớ đi thăm thú phong cảnh tuyệt sắc xung quanh cụm di tích hay lênh đênh trên những chiếc thuyền độc mộc ngắm nhìn sông núi, rất thú vị đó.

Lễ hội truyền thống miền Bắc: Lễ Hội Đền Gióng

Bảng xếp hạng lễ hội truyền thống miền Bắc đặc sắc và ý nghĩa nhất

Lễ Hội Đền Gióng là một lễ hội truyền thống hàng năm ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Lễ Hội Đền Gióng được diễn ra vào ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm trong vòng 3 ngày tại Sóc Sơn, Hà Nội. Du khách tới đây sẽ được tham gia nhiều nghi thức truyền thống như: Lễ khai quang, lễ rước dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng hay nơi thờ Thánh Gióng.

Lễ hội truyền thống miền Bắc: Lễ hội Chùa Yên Tử

Bảng xếp hạng lễ hội truyền thống miền Bắc đặc sắc và ý nghĩa nhất

Lễ hội Chùa Yên Tử được diễn ra vào ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch tại khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử.

Du khách về đây không chỉ được tham gia lễ hội với nhiều hoạt động như: Lễ dâng hương cúng Phật, bái Tổ Trúc Lâm hay lễ khai ấn “Dấu Thiêng Chùa Đồng” với nhiều tiết mục văn nghệ diễn xướng tái hiện sự tích lịch sử, văn hóa tâm linh, những huyền thoại về Tam Tổ Thiền phái Trúc Lâm tôn kính cùng nhiều hoạt động văn hóa dân gian, cổ truyền rất đặc sắc mà còn được thành tâm cúng bái cầu bình an đầu năm.

Lễ hội truyền thống miền Bắc: Lễ hội Cổ Loa

Bảng xếp hạng lễ hội truyền thống miền Bắc đặc sắc và ý nghĩa nhất

Cổ Loa là di tích lịch sử nổi tiếng nằm trên địa phận huyện Ðông Anh cách trung tâm Hà Nội khoảng 17 km về phía Tây Bắc, là một vùng thành trì lớn, một dấu tích vật chất về kiến trúc quân sự và thành cổ cách đây hơn 2 thiên niên kỷ.

Lễ hội Cổ Loa một trong những lễ hội truyền thống miền Bắc, được tổ chức vào mùng 6 tháng Giếng âm lịch diễn ra tại Đông Anh Hà Nội, với mục đích tưởng nhớ đến công ơn to lớn của Thục Phán An Dương Vương người có công xây dựng nước Âu Lạc.

Đến với lễ hội bạn sẽ được tham gia nghi thức rước Văn, tế lễ và rước thần của “bát xã” để tưởng nhớ vị thánh linh, cầu bình an, cầu hạnh phúc cho mọi nhà.

Lễ hội truyền thống miền Bắc: Lễ hội hoa ban

Bảng xếp hạng lễ hội truyền thống miền Bắc đặc sắc và ý nghĩa nhất

Lễ hội hoa Ban hay còn gọi là lễ hội Xên Mường được người Thái ở Tây Bắc tổ chức vào dịp tháng 2 âm lịch, khi hoa ban bắt đầu nở trắng cả núi rừng Tây Bắc. Lễ hội thể hiện tấm lòng tôn kính tri ân của nhân dân tưởng nhớ công lao to lớn của các vị nhân thần tiền bối và cầu cho quốc thái, dân an, bản mường no ấm, quanh năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình hạnh phúc…


Lễ hội Hoa Ban 
thể hiện nét văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Thái với tâm nguyện thỉnh bái “Then” – vị thần tối cao trong hàng ngũ thánh thần theo quan niệm của người Thái; thỉnh bái “nàng Ban” – một nữ nhân vật huyền thoại biểu thị cho sự trinh trắng của người thiếu nữ Thái và tình yêu đôi lứa thuỷ chung; thỉnh bái ma trời, ma mường, ma núi, ma sông… phù hộ cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, vạn vật đơm hoa, kết trái, cho lứa đôi hạnh phúc và phù hộ cho cuộc sống của dân bản luôn đầm ấm, yên vui.

Lễ hội hoa ban này được tổ chức vào ngày 5/2 âm lịch với mong muốn thỉnh bái thần rừng, thần hang cùng hồn vía đôi trai, gái qua một sự tích lưu lại cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Lễ hội truyền thống miền Bắc: Lễ hội Kinh Dương Vương

Bảng xếp hạng lễ hội truyền thống miền Bắc đặc sắc và ý nghĩa nhất

Ngày 18 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, dân làng Á Lữ, xã Đại Đồng Thành (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) lại nô nức khai hội Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương – Lạc Long Quân – Âu Cơ. Lễ hội tái hiện nhiều phong tục và nghi thức truyền thống đặc sắc mà lễ phục ruộc (còn gọi rước nước) là một lễ thức độc đáo quan trọng, không thể bỏ qua.

Tương truyền, lễ phục ruộc ở Lễ hội Kinh Dương Vương ngoài mục đích rước nước về tế lễ, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc về tình phụ tử: “gọi cha về cứu dân làng”.

Lễ hội Kinh Dương Vương một lễ hội truyền thống miền Bắc đặc biệt mang ý nghĩa hội tụ văn hóa và thể hiện lòng biết ơn, sự trân trọng đến Thủy tổ nước Việt Nam ta. Lễ hội này được diễn ra tại đền thờ Kinh Dương Vương tỉnh Bắc Ninh. Đến với lễ hội này bạn sẽ được tham gia nhiều nghi thức truyền thống và phong tục đẹp được tái hiện ở lễ hội Kinh Dương Vương.

Lễ hội truyền thống miền Bắc: Hội Lim

Bảng xếp hạng lễ hội truyền thống miền Bắc đặc sắc và ý nghĩa nhất

Hội Lim là một sinh hoạt văn hoá – nghệ thuật đặc sắc của nền văn hoá truyền thống lâu đời ở xứ Bắc và dân ca Quan họ trở thành tài sản văn hoá chung của dân tộc Việt, tiêu biểu cho loại hình dân ca trữ tình Bắc Bộ.

Hội Lim
 chính là hội chùa làng lim và đôi bờ sông Tiêu Tương. Hội Lim trở thành hội hàng tổng (hội vùng) vào thế kỷ 18 khi quan trấn thủ xứ Thanh Hóa Nguyễn Đình Diễn là người thôn Đình Cả, Nội Duệ, xứ Kinh Bắc, có nhiều công lao với triều đình, được phong thưởng nhiều bổng lộc, đã tự hiến nhiều ruộng vườn và tiền của cho tổng Nội Duệ trùng tu đình chùa, mở mang hội hè, gìn giữ thuần phong mỹ tục.

Hội Lim một trong những lễ hội văn hóa truyền thống nổi tiếng đầu xuân của vùng đất Kinh Bắc, được tổ chức vào 12- 14 tháng Giêng hàng năm tại Bắc Ninh. Đến với lễ hội đặc biệt này bạn sẽ có cơ hội nghe những câu ca dao,bài hát quan họ Bắc Ninh nổi tiếng cả nước, từ đêm hội hát thi quan họ giữa các làng quan họ nổi tiếng vùng đất này cùng nhiều nghi lễ, trò chơi gian dân đặc sắc nhất.

Trên đây là những lễ hội truyền thống ở miền Bắc được đón chào nhất mỗi dịp đầu xuân năm mới mà Bảng xếp hạng muốn giới thiệu đến các bạn. Nếu có dịp bạn nhớ ghé tham dự những lễ hội đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc này nhé.

Tổng hợp

Bài viết có hữu ích với bạn không?

-2 Points
Upvote Downvote
Bảng xếp hạng kem vitamin C dưỡng trắng được chị em tin dùng nhất hiện nay

BXH 7 kem vitamin C dưỡng trắng được chị em tin dùng nhất hiện nay

Bảng xếp hạng lễ hội truyền thống miền Nam nổi tiếng nhất trên cả nước

BXH 10 lễ hội truyền thống miền Nam nổi tiếng nhất trên cả nước