in

BXH 10 điều kiêng kị ngày tết nguyên đán bạn cần biết

Bảng xếp hạng điều kiêng kị vào ngày tết nguyên đán

Mỗi dịp tết đến là người người, nhà nhà nô nức sắm sửa, trang hoàng nhà cửa và chuẩn bị những loừi chúc trân chân thành nhất để gửi tới nhau. Có một nét đặc biệt mà mỗi con người Việt Nam đều quan tâm đó chính là những điều kiêng kị vào ngày tết, nó dường như trở thành một nét văn hóa đặc biệt và in sâu vào nhiều thế hệ người Việt ta. Hãy cùng điểm qua 10 điều kiêng kị ngày tết nguyên đán bạn cần biết nhé.

Điều kiêng kị ngày tết: Đổ rác, quét nhà vào ngày mồng Một

Bảng xếp hạng điều kiêng kị vào ngày tết nguyên đán

Người dân Việt Nam ta xưa nay đều có thói quen tổng vệ sinh cuối năm, trước đêm tất niên đã phải dọn dẹp nhà cửa thật sạch sẽ. Nên ai nấy đều rất tất bật, bận rộn. Ai cũng mong muốn nhở cửa mình gọn gàng để chào đón tết. Xua đi rác thải, bụi bặm cũng là xua đi những điềm xấu của năm, để tạo động lực đón năm mới tràn ngập may mắn.

Tuy nhiên theo quan niệm của ông bà ta ngày xưa, mồng Một tết thì không được quét nhà, đổ rác. Điều kiêng kị đổ rấc, quét rác xuất phát từ một câu truyện kể truyền miệng từ rất lâu đời: “Chuyện kể rằng, có một người lái buôn đi qua hồ Thanh Thảo được Thủy thần tặng nàng hầu tên là Như Nguyệt. Ông trở nên giàu có, tiền bạc đầy nhà. Năm ấy, vào ngày mồng Một Tết, Như Nguyệt mắc lỗi nhỏ, bị ông chủ đánh đập nên biến vào đống rác. Người lái buôn không biết, mang rác đổ đi. Từ đấy, ông lại nghèo như xưa”.

Do vậy, cứ vào ngày đầu năm mới, ngày mùng 1 quét nhà được cho là hành động xua đuổi ông Thần tài, còn đổ rác là đổ hết tài lộc của cả năm đi. Do đó, cả năm sẽ xui xẻo, không được may mắn, phát tài phát lộc. Tuy nhiên, khách đến chơi nhà chúc tết, đôi khi gia chủ cũng thấy rất khó chịu bởi vỏ hướng dương…do vậy, ngày nay, linh hoạt hơn, nhiều gia đình vẫn quét rác nhưng chỉ tóm rác lại một góc rồi qua ngày mới hót đem đổ đi.


Điều kiêng kị ngày tết: Cho nước, cho lửa đầu năm

Bảng xếp hạng điều kiêng kị vào ngày tết nguyên đán

Cho nước, cho lửa lâu nay đã nằm trong danh sách những điều kiêng kị đầu năm của ông bà ta. Đã từ lâu lửa, nước được tượng trưng cho những điều may mắn, tài lộc nên cho chúng đi cũng chính là đem những điều tốt đẹp của mình đi.

Lửa có màu đỏ và màu vàng, được xem như là niềm tin, hy vọng, may mắn và thành công. Đem cho lửa cũng chính là đem những thứ may mắn ấy của mình cho người khác.

Còn nước là biểu tượng của sự dồi dào, sinh sôi nảy nở. Đầu năm, khi gặp gỡ nhau, họ thường chúc nhau các câu chúc nhiều ý nghĩa trong đó có câu “tiền vào như nước” vì vậy cho nước là một điều không nên trong ngày đầu năm. Nếu cho nước cũng coi như mất lộc.

Điều kiêng kị ngày tết: Vay tiền hay trả nợ đầu năm

Bảng xếp hạng điều kiêng kị vào ngày tết nguyên đán

Những ngày đầu năm là thời điểm đón tài lộc vào với gia đình, cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến với nhà mình. Vì vậy người ta không bao giờ vay mượn tiền bạn hay đồ đạc, bất kì cái cái gì vào ngày này.

Người xưa có quan niệm rằng, đầu năm mà đi vay mượn thì cả năm sẽ rơi vào cảnh nghèo khó, lúc nào cũng túng thiếu và gặp nhiều trở ngại trong công việc, cuộc sống. Còn đối với người cho mượn thì tiền bạc sẽ bị phân tán, tài lộc bị trao cho người khác.

Điều kiêng kị ngày tết: Tranh cãi, bất hòa trong ngày đầu năm

Bảng xếp hạng điều kiêng kị vào ngày tết nguyên đán

Người xưa từng nói, mọi mâu thuẫn nên bỏ qua để bắt đầu một năm mới tốt lành. Theo truyền thống, ai cũng mong muốn đón một cái tết sum vầy, hạnh phúc. Do vậy, trong ngày đầu năm, mọi tranh cãi, bất hòa trong gia đình đều được mọi người nhẫn nhịn, nén lại cảm xúc của mình. Bởi theo quan niệm từ xưa để lại, năm mới mà xung đột, bất hòa thì cả năm gia đình sẽ không vui vẻ, con cháu không hiếu thảo.

Do vậy, vào ngày tết những ngày của đầu năm mới, mọi người trong gia đình không ai bảo ai, nhưng đều nhún nhường nhau, cố gắng nín nhịn nếu xảy ra bất hòa, người lớn tránh trách mắng trẻ con, anh chị em không cãi vã, thay vào đó mọi người gần gũi nhau hơn, bao dung nhau hơn. Có chăng hạnh phúc nhất là gặp nhau với nhiều tiếng cười vào ngày tết đến xuân về.

Điều kiêng kị ngày tết: Để tang vào ngày mồng một

Bảng xếp hạng điều kiêng kị vào ngày tết nguyên đán

Ngày mùng 1 là ngày đầu tiên của năm mới, từ già đến trẻ ai cũng rộn ràng chào đón sắc xuân. Không khí tết của ngày mùng một khác hẳn với những ngày tết còn lại. Nó trang trọng và đặc biệt bởi ngày này là ngày con cháu báo hiếu, thăm hỏi chúc tết bố mẹ, anh chị em ruột thịt vô cùng gần gũi. Ai cũng mong muốn một năm mới có được nhiều tài lộc, niềm vui.

Nên người đang để tang không đeo tang trong ba ngày tết, đồng thời tránh đến nhà người khác chúc tết. Bởi vì xưa nay người ta cho rằng như thế sẽ mang lại điều xui xẻo, buồn đau đến gia chủ. Do vậy, nếu nhà có tang, thường tết họ sẽ ở nhà và hàng xóm, người thân quen ai cũng hiểu và thông cảm.

Không những thế, những nhà có người mất vào ngày 30 tết phải hoàn tất tang lễ ngay trong ngày, tránh để sang mồng Một. Còn người mất vào ngày mồng Một đôi khi phải đến mồng 4 mới được phát tang. Bởi tránh mang lại đau buồn cho người xung quanh nếu phát tang và họ thường kiêng, rất ít khi đi viếng đám ma vào mùng 1.

Mặc dù không ai muốn như vậy, nhưng ngày tết – ngày mùng 1 rất thiêng liêng. Nó tượng trưng cho niềm vui, và khởi đầu cho một vận hội mới của đất trời nên có lẽ ai cũng tránh để tang và phát tang vào thời điểm này.

Điều kiêng kị ngày tết: Làm bể, đổ vỡ đồ đạc

Bảng xếp hạng điều kiêng kị vào ngày tết nguyên đán

Đầu năm mới ai cũng mong muốn có một năm thật thịnh vượng, vui vẻ vì vậy mọi người thường kiêng kỵ nhiều điều để không ảnh hưởng đến những ngày sau. Một trong những điều kiêng kị trong những ngày tết đó là làm đổ vỡ đồ đạc trong nhà.

Việc làm vỡ đồ đạc như bát, chén, cốc…được cho là một điều xui xẻo. Nó tượng trưng như sự điềm báo của những việc không vui vẻ, và còn là ẩn ý của sự chia ly, tan vỡ, không may mắn trong năm mới. Thế nên ngày tết cần đi đứng cẩn thận, để ý nhiều thứ để tránh vô tình làm bể đồ đạc. Tạo tâm thế tốt nhất, sẵn sàng chào đón một năm mới tràn ngập niềm vui bạn nhé.

Điều kiêng kị ngày tết: Mặc áo màu trắng, đen

Bảng xếp hạng điều kiêng kị vào ngày tết nguyên đán

Theo truyền thống của người Việt, ngày tết cũng là ngày mà mọi người diện quần áo mới để tiếp khách và đi chúc tết. Ai nấy cũng chỉn chu, hào hứng chào đón một năm mới mong muốn nhiều niềm vui và tài lộc. Do vậy, mọi người thường diện cho mình những “bộ cánh” hay những tà áo dài điệu đà. Rất nhiều bạn yêu thích diện màu đỏ, màu vàng….hay gam màu rực rỡ.

Ai nấy cũng mong muốn có sự mới mẻ, đầy sức sống, và ước nguyện một năm vui vẻ, may mắn, thành công. Vì thế cũng là những ngày đầu năm mới, đặc biệt vào mùng 1, người ta kiêng mặc màu trắng, màu đen. Vì những màu này mang màu sắc của tang thương. Không ai mong muốn những thứ không may mắn xảy ra trong những ngày đầu năm mới.

Điều kiêng kị ngày tết: Không đóng cửa suốt ngày

Bảng xếp hạng điều kiêng kị vào ngày tết nguyên đán

Vào những ngày Tết, chúng ta nên mở cửa thường xuyên để rước tài lộc, đón sự may mắn, đón luồng sinh khí tràn ngập sự lạc quan, phấn khởi, tươi sáng vào nhà. Không nên đóng cửa suốt ngày vì như thế tượng trưng cho sự tù túng, nghèo đói, cách ly, cô quạnh,…

Đồng thời, việc đóng cửa xem như là từ chối vận may, tiền tài của Ngọc Hoàng và các vị Chư Thần mang đến vào ngày Tết. Vì vậy, vào những ngày đầu năm, cả nhà đừng nên đi vắng mà hãy để một ai đó ở nhà, mở cửa cho thông thoáng và chào đón những điều may mắn, tốt đẹp nhất của năm mới.

Điều kiêng kị ngày tết: Ăn dở, bỏ thừa

Bảng xếp hạng điều kiêng kị vào ngày tết nguyên đán

Tết nguyên đán là dịp mà có rất nhiều món ăn được bày biện mỗi ngày để bái cúng, đãi khách, trẻ con thì thích thú vì được ăn thỏa thích. Nhưng ông bà ta xưa nay thường dặn, ngày tết không ăn dở, bỏ thừa, nhả bã hay phung phí thức ăn được bởi như vậy chính là không tôn trọng thức ăn, cả năm tới sẽ gặp cảnh đói khát, thiếu thốn, làm nông thì mất mùa.

Đặc biệt trong lúc ăn cơm không được cắm hay chống đũa vào bát, điều đó có nghĩa là gây ra khủng hoảng, sự chậm trễ, thua lỗ trong công việc và ế khách. Trẻ con thì không được ăn chân gà vì sẽ run tay, viết chữ xấu như gà bới.

Điều kiêng kị ngày tết: May vá, sử dụng kim chỉ và đồ sắc, nhọn

Bảng xếp hạng điều kiêng kị vào ngày tết nguyên đán

Người xưa quan niệm, trong ngày đầu năm mà dùng kim chỉ, làm công việc may vá thì sợ rằng cả năm sẽ lâm vào cảnh khó khăn, vất vả, đặc biệt là thiếu trước hụt sau như đường chỉ lên xuống. Thậm chí đối với phụ nữ mang thai càng không được may vá vì sợ con sinh ra sẽ mang hình dạng cá biệt.

Còn đối với đồ sắc, nhọn mang sát khí nên chọn cách cất bớt vào tủ, chỉ để tại những thứ thực sự cần thiết. Bởi vì những vật sắc, nhọn này có thể cắt đứt tài lộc, nhân duyên và tuổi thọ của gia chủ, khiến gia đình lâm vào cảnh khó khăn.

Trên đây là 10 điều kiêng kỵ trong ngày Tết Nguyên Đán bạn nên biết để tránh làm phải nhằm tận hưởng được những khoảnh khắc ngày Tết cổ truyền thiêng liêng của dân tộc một cách vui tươi trọn vẹn, trong hòa khí ấm áp, chân tình cùng gia đình, hàng xóm, bè bạn.

Tổng hợp

Bài viết có hữu ích với bạn không?

Bảng xếp hạng quán chả rươi ngon nhất ở Hải Dương được thực khách yêu thích

BXH 6 quán chả rươi ngon nhất ở Hải Dương được thực khách yêu thích

Bảng xếp hạng rạp chiếu phim đẹp và chất lượng nhất Hà Nội

BXH 10 rạp chiếu phim đẹp và chất lượng nhất Hà Nội