Đại dịch luôn là nỗi ám ảnh của nhân loại. Trong suốt chiều dài lịch sử con người đã trải qua rất nhiều đại dịch kinh hoàng chấn động toàn thế giới. Hãy cùng Bảng Xếp Hạng điểm mặt những đại dịch khốc liệt nhất nhé.
Dịch hạch Cái Chết Đen

Vào thời Trung Cổ, có một sự kiện đã đem đến nỗi kinh hoàng cho cả Châu Âu, được lịch sử gọi là Cái Chết Đen. Đại dịch này còn gọi là Dịch hạch Cái Chết Đen, là đại dịch gây ra bởi vi khuẩn yersinia pestis gây dịch hạch.
Nguồn gốc của Dịch hạch Cái Chết Đen được xem là từ những con thuyền buôn bán từ Châu Á, Châu Phi đến Châu Âu. Trên những con thuyền thường tích trữ gạo, lương thực – nơi đám chuột làm tổ. Vi khuẩn dịch hạch lây lan qua bọ chét sống trên loài chuột, từ đó lây nhiễm sang người. Từ những con thuyền buôn bán, bệnh dịch hạch đã nhanh chóng lây sang Châu Âu.
Vào thời điểm đó, nền y tế tương đối lạc hậu đã không đủ chống lại bệnh dịch này. Thêm vào đó, Châu Âu giai đoạn đó đang chiến tranh triền miên, người chết khắp nơi, không ai quan tâm, quản lý nên càng tạo điều kiện cho bệnh dịch lây lan nhanh chóng. Kết quả là dịch hạch Cái Chết Đen đã lan rộng toàn Châu Âu, lan sang cả Châu Á, trở thành đại dịch kinh khủng nhất toàn cầu.
Với tổng số 74-200 triệu người chết – hơn một nửa dân số Châu Âu, Dịch hạch Cái Chết Đen đến nay vẫn là đại dịch chết chóc nhất
Thông tin chi tiết:
- Thời gian: 1346-1352
- Tâm dịch: Châu Âu, Tây Á
- Vi khuẩn: Yersinia pestis
- Số người chết: 75-200 triệu
Dịch cúm gia cầm Tây Ban Nha

Dịch cúm Tây Ban Nha là một đại dịch toàn cầu, xảy ra vào năm 1918. Nguyên nhân chính của đại dịch kinh hoàng này là virus A/H1N1, đến tận ngày nay loài người vẫn còn kinh hoàng với chủng cúm này (A-H…N…).
Vào năm 1918, một chủng bệnh cúm mới được phát hiện, có nguồn gốc từ cúm gà và cúm mùa ở người, lây nhiễm sang loài lợn tạo nên chủng cúm mới. Chủng cúm mới này có khả năng lây lan nhanh như cúm gà và tỉ lệ tử vong cao như cúm mùa. Một cách nhanh chóng, dịch cúm Tây Ban Nha đã lây lan ra toàn cầu, ngay cả đến những vùng xa xôi nhất như các đảo ở Thái Bình Dương hay Bắc Cực. Một phần nguyên nhân khiến đại dịch lây lan nhanh chóng được xem là do Chiến tranh thế giới thứ I, đã đưa binh lính, người tị nạn từ nước này sang nước khác một cách quá nhiều, dẫn đến tình trạng lây lan mất kiểm soát.
Ước tính có đến 5% dân số thế giới đã mắc cúm A/H1N1 trong dịch cúm Tây Ban Nha. Trong số những ca mắc bệnh, có đến 100 triệu người đã chết. Đây là lần đầu tiên chủng cúm A/H1N1 được loài người biết đến. Đến tận ngày nay, A/H1N1 cùng các virus cùng họ như A/H2N2, A/H5N1… vẫn là loại virus đáng sợ, dù con người đã chế tạo được vaccine phòng chữa.
Thông tin chi tiết:
- Thời gian: 1918-1920
- Tâm dịch: Tây Ban Nha
- Virus: A/H1N1
- Số người chết: 100 triệu
Dịch hạch Justinian

Trước sự kiện Cái Chết Đen, Châu Âu cũng từng phải hứng chịu một đợt dịch hạch kinh hoàng, đó là dịch hạch Justinian. Vào thời kỳ đó, dịch hạch là đại dịch phổ biến ở Châu Âu cùng các nước Địa Trung Hải, cứ sau một khoảng thời gian vài trăm năm lại tái bùng phát, tuy nhiên người Châu Âu do kiến thức còn hạn chế nên chưa thể tìm ra nguyên nhân của dịch bệnh này.
Dịch hạch Justinian diễn ra chủ yếu tại đế quốc Byzantine, hay còn gọi là đế quốc Đông La Mã. Cụ thể, tâm dịch đầu tiên là tại thành phố Justinian, sau đó lan ra khắp Byzantine, Tây Á và một số quốc gia Châu Âu như Pháp. Dịch hạch Justinian gây ra cái chết cho khoảng 25-50 triệu người. Dịch hạch Justinian thường hay bị nhầm lẫn với đại dịch Cái Chết Đen do cùng là dịch hạch, cùng xảy ra ở Châu Âu, nhưng thực tế dịch hạch Justinian diễn ra trước Cái Chết Đen tận 8 thế kỷ.
Thông tin chi tiết:
- Thời gian: 541-542
- Tâm dịch: Byzantine, Địa Trung Hải
- Vi khuẩn: Yersinia pestis
- Số người chết: 25-50 triệu người
Dịch HIV/AIDS

HIV/AIDS chắc chắn là cụm từ không còn mấy xa lạ với bạn đọc. Có nhiều bạn đọc có thể cảm thấy lạ lùng tại sao HIV/AIDS lại được coi là đại dịch. Thực tế, HIV/AIDS đã được WHO gọi là “đại dịch” (epidemic). HIV/AIDS cũng có nguyên nhân gây ra bởi virus, lây nhiễm và lây lan từ người sang người. Chỉ có điều khác biệt rằng HIV/AIDS không bùng phát một cách đáng sợ vào một thời điểm mà cứ âm thầm lặng lẽ giết người qua thời gian, từ 1986 đến tận hiện tại.
HIV/AIDS là căn bệnh gây ra bởi virus HIV-1. Virus HIV-1 ký sinh vào các tế bào cơ thể người, gây ra hội chứng suy giảm hệ miện dịch, đến giai đoạn cuối là AIDS, bệnh nhân sẽ chết vì hệ miễn dịch quá yếu, không thể kháng lại những căn bệnh thông thường.
Virus HIV-1 không lây lan qua không khí (như virus cúm A, SARS) hay tiếp xúc bề mặt (như ncovid-2019) mà lây lan chính qua đường tình dục, máu và di truyền. Ước tính, tỉ lệ lây lan cao nhất của dịch HIV/AIDS là qua đường tình dục, sau đó đến đường máu. Điều này lý giải những con nghiện ma túy sử dụng ống kim tường thường có khả năng nhiễm HIV/AIDS rất cao.
Được phát hiện từ năm 1986, HIV/AIDS đã giết chết 32 triệu người và đến nay vẫn không có thuốc chữa. Đây được xem là căn bệnh thế kỷ – căn bệnh đáng sợ và chết chóc nhất trong tất cả các loại bệnh. Lý do là bởi người nhiễm HIV/AIDS gần như chắc chắn sẽ chêt, thêm vào đó là sự chủ quan trong phòng chống, cũng như vấn đề về tệ nạn ma túy, tình dục đã trở nên nhức nhối trên toàn cầu.
Đến tận ngày nay, chiến đấu với HIV/AIDS vẫn còn là một vấn đề gian nan bởi đại dịch này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Chỉ tính riêng năm 2018, có 770.000 người chết do HIV/AIDS. Dù con số này đã giảm đáng kể so với thời kỳ đỉnh dịch (năm 2010 với 1,2 triệu người chết) thì vẫn là một con số quá cao, với một đại dịch đã tồn tại suốt hơn 30 năm nay. Ước tính, hiện tại vẫn còn khoảng 37,9 triệu người đang phải sống chung với HIV/AIDS.
Như vậy, mặc dù không phải cái tên đầu bảng, dịch HIV/AIDS vẫn là nỗi kinh hoàng số 1, là “căn bệnh thế kỷ” bởi tính tàn phá và không có thuốc chữa của nó.
Thông tin chi tiết:
- Thời gian: 1986-Hiện tại
- Tâm dịch: Toàn cầu
- Virus: HIV-1
- Số người chết: 32 triệu người
Dịch tả Ấn Độ

Bệnh tả từng là một trong những bệnh chết chóc nhất thế giới.
Dịch tả bùng phát ở châu Á và châu Âu vào năm 1817-1824. Nó đã giết chết khoảng 1.500 người trong khoảng thời gian từ năm 1899 đến năm 1923. Các trận dịch tả lớn nhất là ở Nhật Bản vào năm 1817, ở Moscow vào năm 1826 và Berlin, Paris và London vào năm 1831. Bệnh tả dịch bệnh ở Đế quốc Ottoman trong Chiến tranh Balkan 1912-1913 cũng khiến nhiều người thiệt mạng.
Bắt nguồn từ vi khuẩn Vibrio cholerae, bệnh khởi phát là nhiễm trùng đường ruột. Bệnh tả lây truyền khi tiêu thụ thức ăn hoặc nước uống bị ô nhiễm bởi phân trong nước thải.
Nguồn gốc của bệnh tả là do nguồn nước và đồ ăn không vệ sinh sạch sẽ. Vi khuẩn vibrio cholerae gây bệnh tả có thể lây trực tiếp qua những đồ ăn, thức uống không đảm bảo vệ sinh, hoặc lây truyền qua ruồi – một trong những sinh vật trung gian lan truyền bệnh tả nhiều nhất. Bệnh nhân bị bệnh tả sẽ bị tiêu chảy, dần dần chết vì suy kiệt và mất nước.
Trong số 7 lần bùng phát thành đại dịch, đại dịch tả lần thứ 1, hay còn gọi là dịch tả Ấn Độ là đáng sợ nhất. Dịch bùng phát từ năm 1816-1826, cướp đi sinh mạng của 15-23 triệu người. Từ Ấn Độ, đại dịch lây lan sang Nga, Tây Á, Trung Á và Châu Âu. Ngày nay, nền y tế đã dễ dàng chống lại bệnh tả, và ăn chín uống sôi, vệ sinh sạch sẽ, tránh ruồi vào thức ăn là những khuyến cáo của chuyên gia y tế nhằm phòng chống bệnh tả.
Đây được xem như một trong những đại dịch tàn khốc liên quan đến nhiễm trùng đường tiêu hóa. Bệnh tả vẫn còn ảnh hưởng đến nhiều người ngày nay, với báo cáo của WHO từ 1,3 triệu đến 4 triệu trường hợp mỗi năm.
Thông tin chi tiết:
- Thời gian: 1816-1826
- Tâm dịch: Ấn Độ
- Vi khuẩn: Vibrio cholerae
- Số người chết: 15-23 triệu người
Dịch cúm gia cầm Châu Á

Dịch cúm gia cầm Châu Á năm 1889-1990 từng gây ra thảm họa kinh hoàng bậc nhất trên toàn cầu. Đây là bệnh cúm gia cầm, lây từ gia cầm sang người nên thường được gọi là “cúm gia cầm”.
Năm 1889, dịch cúm gia cầm Châu Á bùng phát, bắt nguồn từ nước Nga rồi lây lan sang hoàng loạt các nước khác ở Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… rồi từ đó lây lan ra toàn cầu. Đây được xem là trận dịch cúm chủng A đầu tiên, trước cả khi đại dịch cúm Tây Ban Nha do virus A/H1N1 gây ra.
Dịch cúm gia cầm Châu Á năm 1889-1890 thường bị nhầm lẫn với dịch cúm gia cầm châu Á năm 1957-1958, với nguyên nhân là virus cúm A/H2N2, tâm dịch tại Trung Quốc. Tuy nhiên, dịch cúm gia cầm châu Á năm 1889-1890 có tâm dịch bắt nguồn từ Nga, và có đến 2 triệu người chết, trong khi dịch năm 1957 chỉ là khoảng 1 triệu người.
Vào thời điểm năm 1889-1890, các chuyên gia y tế vẫn gặp nhiều khó khăn để tìm ra đích xác chủng virus gây bệnh. Họ chỉ biết rằng đó là loại virus cúm A, và nghiên cứu cho rằng chúng có thể là H2 hoặc H3. Mãi đến sau này, khi đại dịch cúm A/H1N1 bùng nổ, những nghiên cứu về chủng cúm A phát triển, các nhà y tế mới tìm ra các bằng chứng, qua đó có thể xác định nguyên nhân gây dịch cúm gia cầm châu Á là do virus A/H2N2 và A/H3N8.
Thông tin chi tiết:
- Thời gian: 1889-1890
- Tâm dịch: Nga, Châu Á
- Virus: A/H2N2, A/H3N8
- Số người chết: 2 triệu
Dịch đậu mùa La Mã

Được lịch sử ghi lại như là đại dịch xa xưa nhất, dịch đậu mùa La Mã đã bùng nổ từ năm 541-542 tại Đế chế La Mã. Đậu mùa, hay còn gọi là thủy đậu, gây ra do 2 vi khuẩn ariola major và variola minor. Người mắc bệnh có những triệu chứng nổi nốt khắp người (trông như viên đậu). Đây là những nốt do virus xâm nhập gây ra, nổi lên dưới mạch máu, dần ăn sâu vào máu và khiến cho người bệnh chết vì xuất huyết nội. Vào thời điểm đó, nền y tế chưa phát triển nên bệnh đậu mùa lây lan rất nhanh, đã cướp đi sinh mạng của 1,5 triệu người La Mã.
Đậu mùa là một bệnh truyền nhiễm nặng và dễ lây lan. Nó gặp ở mọi lứa tuổi và giới tính. Biểu hiện của bệnh là những mụn mủ lớn chứa đầy dịch trên mặt và khắp cơ thể. Những mụn mủ này đóng vảy và thường để lại những vết sẹo xấu xí. Đây là một đại dịch khốc liệt gây chết chóc rất thảm hại. Nó giết chết 30% những người bị nhiễm bệnh.
Có hai loại bệnh đậu mùa: loại lớn và bệnh nhỏ. Căn bệnh này lây lan giữa người với người hoặc qua đồ vật bị ô nhiễm, thường thấy ở trẻ em. Ca bệnh đậu mùa xảy ra tự nhiên cuối cùng được chẩn đoán vào tháng 10 năm 1977 và WHO tuyên bố xóa sổ toàn cầu vào năm 1980.
Thông tin chi tiết:
- Thời gian: 541-542
- Tâm dịch: La Mã
- Vi khuẩn: Ariola major và Variola minor
- Số người chết: 1,5 triệu
Đại dịch sốt phát ban

Bệnh sốt phát ban có mô hình bùng phát trong những thời điểm xung đột. Nó còn được gọi là “cơn sốt gaol” và “cơn sốt tàu”. Vì nó thường lây lan dữ dội trong các khu chật chội, chẳng hạn như nhà tù và tàu.
Nổi lên trong các cuộc Thập tự chinh, dịch bệnh tác động đầu tiên ở châu Âu vào năm 1489 tại Tây Ban Nha. Trong cuộc giao tranh giữa người Tây Ban Nha và người Hồi giáo ở Granada, người Tây Ban Nha đã thiệt hại 20.000 người vì bệnh sốt phát ban.
Năm 1528, người Pháp mất 18.000 quân ở Ý, và mất quyền tối cao ở Ý vào tay người Tây Ban Nha. Năm 1542, 30.000 binh sĩ chết vì bệnh sốt phát ban trong khi chiến đấu với quân Ottoman ở Balkan.
Trong Chiến tranh Ba mươi năm (1618–1648), khoảng 8 triệu người Đức đã bị giết bởi bệnh dịch hạch và sốt phát ban. Trong Thế chiến thứ nhất, dịch sốt phát ban đã giết chết hơn 150.000 người ở Serbia. Có khoảng 25 triệu ca nhiễm trùng và 3 triệu ca tử vong do dịch sốt phát ban ở Nga từ năm 1918 đến năm 1922.
Hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng – SARS

Hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS) khiến châu Á và Canada rơi vào hỗn loạn trong giai đoạn 2002-2003. Bệnh gây ra bởi coronavirus SARS-CoV có khả năng lây nhiễm cao. Căn bệnh này nhanh chóng lây lan sang 37 quốc gia trên toàn cầu trong vòng vài tuần. Các triệu chứng của SARS bao gồm sốt, ớn lạnh và đau nhức cơ thể và thường tiến triển thành viêm phổi.
Dịch SARS bắt đầu ở Hồng Kông từ tháng 11 năm 2002 đến tháng 7 năm 2003. Nó đã gần như trở thành đại dịch sau khi cướp đi sinh mạng của 922 người. Với 8.422 trường hợp được xác nhận trên toàn thế giới. WHO công bố tỷ lệ tử vong là 10,9%.
SARS đã được kiểm soát vào năm 2003, và không có trường hợp SARS nào được báo cáo kể từ năm 2004. Sự lây lan của SARS đã được ngăn chặn hoàn toàn. Tuy nhiên, không giống như bệnh đậu mùa, vẫn còn quá sớm để nói về việc loại trừ nó. Các chuyên gia y tế lo ngại rằng virus vẫn có thể tồn tại như một ổ chứa chính tự nhiên trong một số quần thể động vật và gây bệnh cho người trong tương lai.
Đại dịch Ebola

Một trong những đại dịch tàn khốc ảnh hưởng nặng nề đến châu Phi đó chính là dịch Ebola. Dịch Ebola bùng phát ở Tây Phi từ năm 2013 đến năm 2016 đã khiến hơn 11.300 người chết.
Đợt bùng phát dịch Ebola ở Tây Phi bắt đầu ở Guinea vào tháng 12 năm 2013. Virus Ebola đã lây lan sang 28.616 người ở các nước Tây Phi như Liberia và Sierra Leona. Dịch bệnh kết thúc vào tháng 6 năm 2016, được ghi nhận là đợt bùng phát Ebola chết người nhất trong lịch sử về số người nhiễm và số người tử vong.
Virus Ebola được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1976. Nguồn gốc nghi ngờ của nó là dơi rừng. Nó không phải là một loại vi rút trong không khí nhưng lây truyền qua máu, chất nôn, tiêu chảy và các chất dịch cơ thể khác.
Các triệu chứng thường xuất hiện từ hai đến 21 ngày sau khi nhiễm bệnh và việc phục hồi phụ thuộc rất nhiều vào phản ứng miễn dịch của bệnh nhân. Những người phục hồi sau Ebola phát triển các kháng thể tồn tại ít nhất 10 năm.
Đại dịch COVID-19

Loại virus này xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019. Loại Corona virus mới, gây ra các triệu chứng như sốt cao, ho và sau đó là viêm phổi. Dịch bệnh đã lây lan nhanh chóng và ảnh hưởng đến toàn thế giới vào những tháng đầu năm 2020.
Tuy nhiên, Corona virus mới không nguy hiểm cũng như gây tử vong như những virus trước đây cùng thế hệ của nó. Đại dịch COVID-19 hiện có tỷ lệ tử vong khoảng 3,3%. Tổng số người nhiễm bệnh trên toàn thế giới là khoảng 26,5 triệu người (cập nhật ngày 04/9/2020). Đại dịch đã ảnh hưởng đến 213 quốc gia và vùng lãnh thổ toàn cầu.
Tuy nhiên, thực tế là tốc độ lây lan nhanh chóng là điều khiến nó trở nên rất nguy hiểm. Các quan chức vẫn chưa phân loại các vụ bùng phát này là một đại dịch. Tuy nhiên, số lượng các ca lây nhiễm được báo cáo chưa thực tế. Và con số tử vong cùng số ca nhiễm được ước tính còn cao hơn số công bố rất nhiều.
Trên đây là những đại dịch khốc liệt nhất lịch sử, có nhiều dịch bệnh vẫn còn ảnh hưởng đến bây giờ và con người dần chấp nhận sống chung với nó như cúm mùa, HIV/AIDS,…, bài viết này mong cung cấp cho bạn lượng thông tin để hiểu rõ hơn về những dịch bệnh mà thế giới đã trải qua.
Tổng hợp